Chuyên mục
Tin tức

Nguồn gỗ nguyên liệu từ Mỹ là số 1

Được xem là nước phụ thuộc vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, với tỷ lệ gỗ sử dụng cho chế biến chiếm tới 70% là nguồn gỗ nhập khẩu. Trong khi các nhà nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang ngày càng yêu cầu cao hơn về nguồn gốc gỗ. Việt Nam luôn có sự điều chỉnh và chuyển hướng thị trường cung cấp nguyên liệu gỗ một cách rõ rệt trong những năm gần đây.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam nhập khẩu hơn 2,96 triệu m3 gỗ, trong đó có 1,66 triệu m3 gỗ xẻ và trên 1,3 triệu m3 gỗ tròn. Trong 9 tháng 2014, lượng gỗ tròn nhập khẩu: 1.497.453 m3; gỗ xẻ nhập: 1.125.782 m3. So với cùng kỳ năm 2014, khối lượng gỗ nhập khẩu tăng về lượng, nhưng giá trị lại giảm. Lượng gỗ tròn nhập tăng 16,1 %, nhưng so về mặt giá trị lại giảm 9.8% về giá trị, tương tự gỗ xẻ về lượng tăng 10,5%, giá trị giảm 9.02% so với năm 2014.

Việt Nam nhập khẩu gỗ từ trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó lượng gỗ nhập khẩu từ các thị trường như: mỹ, Lào, chile, Newzealand chiếm trên 70% lượng gỗ nhập khẩu.

go-tan-bi

Thị trường mỹ: 9 tháng đầu năm 2015, mỹ cung cấp 333.977 m3 gỗ xẻ, tuy giảm 9,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2014 (347.668 m3), nhưng mỹ lại dẫn đầu trong số các nước cung cấp gỗ cho thị trường Việt Nam. Ngược lại, lượng gỗ tròn mà thị trường này cung cấp lại tăng 103% với trên 47.450 m3.

Các loại gỗ xẻ chủ yếu nhập khẩu từ thị trường mỹ trong 9 tháng 2015: Gỗ dương: 154.922 m3; gỗ sồi: 77.149 m3; gỗ bạch dương : 37.982 m3; gỗ trăn: 20.070 m3. Gỗ óc chó là loại gỗ được thị trường Việt Nam ưa chuộng với lượng gỗ nhập khẩu ngày càng tăng, 9 tháng 2014 lượng nhập 1.454 m3 thì 9 tháng 2015 tăng lên 8.968 m3.

Theo sau là thị trường Lào với 330.413 m3 gỗ xẻ nhập khẩu, trong khi đó lượng gỗ nhập từ thị trường này cùng thời điểm năm 2014 đạt 404.647 m3. Lượng gỗ nhập khẩu từ thị trường Lào với xu hướng giảm. các loại gỗ quý như hương, cẩm, trắc, mun,… đều giảm rõ rệt. Việt Nam nhập 151.921 m3 gỗ hương xẻ, nhưng 9 tháng năm 2015 lượng gỗ này chỉ nhập 71.965 m3; tương tự, gỗ cẩm trong 9 tháng năm 2014 nhập 54.289 m3, thì cùng kỳ năm 2015 chỉ nhập 10.488 m3, các loại gỗ quý khác cũng ở chung tình trạng giảm mạnh nhập khẩu.Lý giải cho sự suy giảm này chính là sự phụ thuộc vào thị trường của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ quý hiếm lớn của Việt Nam – bị suy yếu do phá giá đồng nhân dân tệ và chính sách “đả hổ” của nước này.

Campuchia thị trường cung cấp gỗ đứng thứ 3, với sự gia tăng lượng gỗ nhập khẩu đột biến trên 212% về lượng. Trong 9 tháng năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 111.630 m3 gỗ xẻ, thì trong 9 tháng năm 2015 lượng gỗ nhập về đạt 237.636 m3. Trong đó, gỗ căm xe chiếm 110.366 m3, gia tăng đột biến so với năm 2014 ( chỉ 6.251 m3).

go nguyen lieu 0

Như vậy, ngành gỗ Việt Nam vẫn đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến thương mại cho thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Những chuyển biến trong dòng chảy thương mại gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường vào Việt Nam gắn liền với các thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu trên thế giới như mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Eu, hàn Quốc và một số nước khác. Những thay đổi quan trọng ở các thị trường tiêu thụ chính này đối với gỗ và sản phẩm gỗ đã và đang làm thay đổi các quan hệ thương mại cho các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và các nước đối tác mua bán gỗ nguyên liệu trong khu vực và toàn cầu. Sự giảm sút đáng kể gỗ nhập khẩu từ thị trường Lào, myanmar đã được bù đắp phần nào từ các nguồn nguyên liệu gỗ như campuchia, chi Lê,…Đặc biệt là nguồn gỗ rừng trồng trong nước đang ngày càng gia tăng mạnh, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển tại Việt Nam.

Bởi admin

Gỗ nguyên liệu, Gỗ óc chó (walnut), Gỗ sồi trắng (white oak), Gỗ sồi đỏ (red oak), Gỗ tần bì (Ash), Cung cấp gỗ nguyên liệu tốt nhất thị trường giao hàng nhanh,…

Trả lời